Thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời giữ vai trò rất quan trọng. Từ bản thiết kế kỹ thuật viên sẽ lắp đặt và đấu nối chính xác. Quá trình bảo dưỡng, bảo trì được thực hiện dễ dàng hơn. Sau đây là 7 bước thiết kế do kỹ thuật viên FreeSolar thực hiện, khách hàng có thể tham khảo chi tiết trong bài viết sau
Có thể bạn quan tâm:
Điện mặt trời là một hệ thống hiện đại và phức tạp, do vậy, quá trình thiết kế phải trải qua 7 bước chặt chẽ sau đây.
Đầu tiên, người dùng cần tính được lượng điện tiêu thụ trung bình hàng tháng để tính công suất phù hợp. Tránh trường hợp lắp đặt hệ thống có công suất quá nhỏ, chỉ cung cấp được lượng điện rất ít. Hoặc lắp đặt hệ thống có công suất quá lớn, lượng điện sản xuất ra quá nhiều, không sử dụng hết gây lãng phí mà chi phí đầu tư lại cao.
Pro tips: Bạn tính tổng lượng điện tiêu thụ 1 năm và chia cho 12, lấy số làm tròn gần nhất. Đơn giản hơn, bạn nhờ tư vấn của đơn vị lắp đặt điện mặt trời uy tín.
Lượng điện do hệ thống tạo ra nên chiếm khoảng 80% tổng lượng điện tiêu thụ. Như vậy chi phí đầu tư không quá lớn, thời gian hoàn vốn nhanh hơn. Nếu thay thế hoàn toàn điện lưới thì bạn cần dùng acquy/pin lưu trữ vào ban đêm. Chi phí đầu tư acquy/pin khá cao.
Pro tips: Bạn cần tính đến các yếu tố như thời tiết (nắng, mưa, âm u…), thời gian (ban ngày, ban đêm), vị trí tấm pin ảnh hưởng đến công suất của hệ thống.
Từ tổng công suất của hệ thống chia cho công suất 1 tấm pin sẽ được số lượng tấm pin cần lắp. Từ kích thước của tấm pin người dùng sẽ ước tính được diện tích cần lắp là bao nhiêu. Người dùng sẽ tránh hiện tượng thiếu, cần mua để bổ sung thêm hay mua thừa gây lãng phí.
Chi tiết xem tại: “Bật mí” cách tính toán hệ thống điện năng lượng mặt trời ĐÚNG nhất
Hệ thống lớn sẽ cần số lượng inverter nhiều hơn để truyền tải điện năng tốt nhất. Với hệ thống ĐMT hòa lưới, người dùng không cần battery. Nhưng phải đảm bảo công suất inverter đủ lớn để đáp ứng được khi tất cả tải đều bật lên.
Bộ điều khiển sạc pin mặt trời có tác dụng nhận điện từ các tấm pin mặt trời và chỉnh dòng cho phù hợp để dẫn ra hệ thống điện lưới hoặc sạc vào ắc quy. Chính vì thế, bộ điều khiển cần có đầu vào phù hợp với điện thế của tấm pin và điện thế đầu ra tương đương với điện thế của điện lưới.
Trường hợp hệ thống điện mặt trời có nhiều dãy pin khác nhau thì mỗi dãy pin cần có một bộ điều khiển sạc riêng.
Thiết kế bộ điều khiển sạc phù hợp, đảm bảo các yếu tố trên sẽ giúp hệ thống hoạt động suôn sẻ.
Sau khi đã xác định được số thiết bị trong hệ thống, bạn cần thiết kế sơ đồ lắp đặt hệ thống. Sơ đồ phải thể hiện rõ các thiết bị cần dùng, vị trí lắp đặt, khoảng cách và sự liên kết giữa các thiết bị trong hệ thống. Đây chính là cơ sở để bạn lắp đặt hệ thống đúng kỹ thuật và hoạt động hiệu quả.
Khung đỡ tấm pin thường được cấu tạo từ xà gồ thép/nhôm, bu lông, ốc vít…Bộ phận này có tác dụng nâng đỡ các tấm pin mặt trời nên cần có sự chắc chắn, vững chãi. Nên lựa chọn khung đỡ chắc chắn, độ bền cao để tránh rỉ sét và phải thay nhiều lần.
Tương ứng với các bước thiết kế bên trên sẽ có những công thức tính toán cụ thể như sau:
Lượng điện tiêu thụ hàng tháng bằng tổng lượng điện tiêu thụ của tất cả các thiết bị điện như đèn, quạt, máy tính, tủ lạnh, máy móc…. Công thức tính như sau:
Lượng điện tiêu thụ hàng tháng = Tổng lượng điện tiêu thụ trung bình của các thiết bị trong 1 ngày x 30 ngày.
Ví dụ: 1 gia đình sử dụng:
Tên thiết bị | Công suất (W) | Số lượng | Tổng công suất (W) |
Đèn | 11 | 20 | 220 |
Quạt | 80 | 4 | 320 |
Nồi cơm điện | 300 | 1 | 300 |
TV vệ tinh/VCD | 25 | 1 | 25 |
Máy tính (màn hình LCD) | 150 | 2 | 300 |
Tủ lạnh (200L) | 120 | 1 | 120 |
Lò vi sóng | 1500 | 1 | 1500 |
Máy giặt | 300 | 1 | 300 |
Máy điều hòa(1.5HP) | 1125 | 4 | 4500 |
Máy bơm nước | 200 | 1 | 200 |
Tổng cộng | 7785 |
Nếu tất cả thiết bị đều bật thì 1 ngày gia đình có thể dùng đến 7785w, tương đương 7.785kw. 1 tháng gia đình dùng đến 233.55kw. Hệ thống ĐMT 8kwh là lựa chọn phù hợp nhất.
Số lượng tấm pin mặt trời = Tổng công suất của hệ thống pin mặt trời/công suất của mỗi tấm pin
Ví dụ: Gia đình lắp hệ thống 8kWp. Tấm pin có công suất 440W.
Số tấm pin cần dùng là: 8.000/440 = 19 tấm pin.
Số lượng inverter = Công suất hệ thống/công suất inverter
Ví dụ: Nếu bạn định sử dụng inverter có công suất 5kW cho hệ thống điện mặt trời 8kWp thì số inverter phải sử dụng là: 8/5 = 1.6 (nên dùng 2 inverter).
Với quy trình trên đây, bạn có thể tự thiết kế, lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho công trình của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống lắp đặt chính xác, an toàn và nhanh chóng bạn nên chọn đơn vị lắp đặt điện mặt trời uy tín.
Thuộc Tập đoàn Sơn Hà, FreeSolar tự hào là thương hiệu điện mặt trời áp mái được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. FreeSolar đã thiết kế và cho nhiều vị khách hàng khác nhau, có quy mô từ nhỏ đến lớn như Vinhomes Riverside Long Biên (Hà Nội), Công ty du học và xuất khẩu lao động Nhật Bản Tsubasa (Bắc Ninh), nhà máy Toàn Mỹ… Hơn hết ứng dụng trên điện thoại luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc của khách hàng. Tham khảo hệ thống điện năng lượng mặt trười của Freesolar TẠI ĐÂY.
Khi có nhu cầu thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời, hãy liên hệ với FreeSolar để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất qua Hotline: 1900.3188. Hoặc gửi yêu cầu vào ứng dụng FreeSolar, kỹ thuật viên sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.