Để việc đầu tư điện mặt trời thực sự có hiệu quả, bạn cần biết cách tính toán hệ thống điện năng lượng mặt trời chính xác. Hiểu được vai trò quan trọng đó, FreeSolar sẽ hướng dẫn bạn cách tính toán cụ thể qua 7 bước sau đây. Hãy xem ngay!
Đây là thông số quan trọng đầu tiên cần tính toán hệ thống điện năng lượng mặt trời. Hiệu suất phản ánh khả năng chuyển đổi quang năng thành điện năng. Hiệu suất càng cao thì lượng điện thu được càng lớn. Nếu cùng công suất, tấm pin có hiệu suất lớn sẽ tiết kiệm nhiều lắp đặt.
Hiệu suất 1 tấm pin mặt trời được tính theo công thức sau:
Hiệu suất tấm pin (%) = Công suất tối đa của tấm pin (tại điều kiện STC) / Diện tích bề mặt tấm pin mặt trời
Trong đó: Standard Test Conditions (STC) là điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn của tấm pin mặt trời
Ví dụ: Tấm pin mặt trời 440Wp có diện tích 2115 x 1052 (mm) thì hiệu suất là
(0.44 / (2.115 x 1.052)) x 100% = 19.77%
Tham khảo thêm:
Công thức tính rất đơn giản. Đầu tiên, khách hàng cần xem hóa đơn tiền điện của EVN hàng tháng và ước tính con số trung bình. Tiếp đến, khách hàng tính sản lượng điện tiêu thụ hàng ngày bằng công thức sau:
Sản lượng điện tiêu thụ hàng ngày = Sản lượng điện tiêu thụ hàng tháng / 30
Ví dụ: Một hộ kinh doanh nhỏ tại Hà Nội trung bình 1 tháng hết 2.000.000 tiền điện (khoảng 715kwh). Sản lượng điện tiêu thụ hàng ngày sẽ là:
Tiếp tục áp dụng công thức tính:
Tổng công suất đầu tư dự kiến = Sản lượng điện tiêu thụ ban ngày / Số giờ nắng
Ví dụ: Số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 4.5 giờ thì tổng công suất đầu tư của hộ kinh doanh trên là: 12 / 4.5 = 2.67 kW
Như vậy, với hóa đơn tiền điện là 2.000.000 đồng, nếu dùng 100% điện mặt trời vào ban ngày, người dùng cần đầu tư hệ thống có công suất 3kW.
Sau khi biết tổng công suất dự kiến người dùng sẽ nhanh chóng tính số lượng tấm pin cần dùng theo công thức:
Số tấm pin mặt trời = Tổng công suất dự kiến / Công suất 1 tấm
Ví dụ: Với tổng công suất dự kiến là 3kW = 3000W, nếu sử dụng tấm pin mặt trời 440W, bạn cần số tấm pin là: 3000 / 440 = 7 tấm
Áp dụng công thức sau:
Tổng diện tích mặt bằng lắp đặt = Diện tích 1 tấm pin mặt trời x Số tấm pin mặt trời cần lắp đặt
Ví dụ: Diện tích 1 tấm pin mặt trời 440W là 2,2(m2) thì tổng diện tích mặt bằng lắp đặt là: 2.2 x 7 = 15.4(m2)
Trong các bước tính toán hệ thống điện năng lượng mặt trời không thể thiếu công suất của biến tần. Bộ inverter trong hệ thống điện mặt trời phải có công suất bằng 120% tổng công suất tải để có thể đáp ứng được yêu cầu của hệ thống khi toàn bộ tải tiêu thụ được bật lên. Công thức tính công suất inverter như sau:
Công suất inverter = 120% x Tổng công suất hệ thống
Ví dụ: Hệ thống điện mặt trời 3kW cần inverter có công suất là: 120% x 3 = 3,6kW
Giá 1 hệ thống điện mặt trời là tổng chi phí của tất cả các thành phần cấu tạo nên hệ thống đó, bao gồm:
Giá 1 hệ thống điện mặt trời = Giá của tấm pin mặt trời + giá inverter + giá khung giá đỡ + giá tủ điện + phụ kiện + phí thi công, lắp đặt
Trong đó giá tấm pin và inverter chiếm tỷ lệ lớn nhất. Hệ thống điện mặt trời có công suất lớn cần số lượng tấm pin nhiều hơn, công suất inverter lớn hơn hệ thống có công suất nhỏ. Do đó, giá thành cũng cao hơn.
Giả sử giá hệ thống điện mặt trời 3kWp như sau:
Thành phần | Số lượng | Giá (VNĐ) |
Tấm pin mặt trời JA Solar 535W | 7 | 42.000.000 |
Growatt Inverter 3kW | 1 | 8.000.000 |
Khung giá đỡ | 1 | 5.000.000 |
Tủ điện, phụ kiện | 1 | 4.000.000 |
Phí thi công, lắp đặt | 1 | 1.000.000 |
Giá hệ thống điện mặt trời | 60.000.000 |
Trên thị trường hiện nay, các thương hiệu pin năng lượng mặt trời Canadian Solar, Hanwha Q-Cells, JA Solar, AE Solar và inverter Growatt, SMA được đánh giá có chất lượng cao và mức giá tốt. Khách hàng có thể tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết: Pin năng lượng mặt trời loại nào tốt?
Người dùng có thể áp dụng công thức sau:
Thời gian thu hồi vốn = Giá đầu tư hệ thống / Số tiền điện tiết kiệm được từ hệ thống điện mặt trời trong 1 năm
Trong đó:
Số tiền điện tiết kiệm được từ hệ thống trong 1 năm = (Số tiền điện tiết kiệm được từ hệ thống trong 1 tháng + Số tiền lời thu được từ việc bán điện cho EVN trong 1 năm) x 12
Ví dụ: Hệ thống điện mặt trời 3kW sản xuất ra 277-462 kWh. Giả sử tiêu dùng hết 80% sản lượng điện tạo ra (tương đương 222 – 370 kWh). 20% điện dư bán lại cho EVN với giá FIT 3 là 1.582,16đ.
Áp dụng các công thức trên, ta có:
Sản lượng điện 222 kWh | Sản lượng điện 370 kWh | |
Số tiền điện tiết kiệm trong 1 tháng | (50 x 1.678) + (50 x 1.734) + (100 x 2.014) + (22 x 2.536) = 427.792 VNĐ | (50 x 1.678) + (50 x 1.734) + (100 x 2.014) + (100 x 2.536) + (70 x 2.834) = 823.980 VNĐ |
Số tiền điện tiết kiệm trong 1 năm | 427.792 x 12 = 5.133.504 VNĐ | 823.980 x 12 = 9.887.760 VNĐ |
Số tiền thu được từ việc bán điện cho EVN trong 1 năm | 55 x 1.582,16 x 12 = 1.044.225 | 92 x 1.582,16 x 12 = 1.746.705 |
Tổng số tiền điện tiết kiệm trong 1 năm | 5.133.504 + 1.044.225 = 6.177.729 | 9.887.760 + 1.746.705 = 11.634.465 |
Thời gian thu hồi vốn | 60.000.000 / 6.177.729 = 9.7 năm | 60.000.000 / 11.634.465 = 5.1 năm |
Như vậy, hệ thống điện mặt trời 3kW chỉ mất từ 5 – 9 năm để hoàn vốn. Sau đó, người dùng được sử dụng điện miễn phí.
Lưu ý: Với hệ thống điện mặt trời độc lập, chủ đầu tư cần tính thêm chi phí ắc quy
Ví dụ trên chỉ mang tính minh họa. Thực tế có thể thay đổi theo cường độ bức xạ; công suất tấm pin; loại pin mặt trời, inverter, giá đỡ, tủ điện, phụ kiện sử dụng; đơn vị lắp đặt, thi công…
Để biết thông tin chi tiết về cách tính toán hệ thống điện năng lượng mặt trời, chủ đầu tư có thể tính toán nhanh trên app FreeSolar. Tải app trên App Store hoặc Google Play hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn 24/7: