Với các cơ chế khuyến khích (Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg), điện mặt trời Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt trong thời gian ngắn đã dẫn đến hiện tượng điện mặt trời quá tải gây ra những khó khăn nhất định cho chủ đầu tư. Hãy tìm hiểu chi tiết ngay sau đây để trả lời câu hỏi “có nên đầu tư vào hệ thống điện mặt trời không”.
Theo dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh: năm 2020 tổng công suất nguồn điện mặt trời đạt khoảng 850 MW. Đến năm 2025 đạt khoảng 4.000 MW và khoảng 12.000 MW vào năm 2030.
Thực tế theo báo cáo của EVN (03/03/2021), trong năm 2020 (tính đến hết ngày 31/12/2020) tổng công suất lắp đặt đã đạt gần 9.300 MWp (tương đương 7.900MW). Cả nước hơn 100.000 công trình điện mặt trời áp mái được đấu nối. Thống kê trước đó, vào cuối tháng 6/2019, tổng công suất đạt gần 4.500 MW.
Như vậy, lượng điện mặt trời đã vượt rất xa so với dự kiến ban đầu. Tuy vậy, nhu cầu phụ tải ở các địa phương trong cả nước lại khá nhỏ.
Điển hình như Ninh Thuận và Bình Thuận. Theo tính toán cân bằng công suất của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, từ 7/2019 – 12/2020, nhu cầu phụ tải của Ninh Thuận khoảng 100 – 115MW và tỉnh Bình Thuận khoảng 250 – 280 MW. Nhưng thực tế tổng công suất 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời trên địa bàn (6/2019) đã lên tới 2.027 MW.
Việc phải truyền tải lượng công suất quá nhiều dẫn đến tình trạng đường dây, TBA từ 110 – 500 kV bị quá tải. Ở Ninh Thuận và Bình Thuận, có đường dây quá tải đến 360%.
Tìm hiểu thêm: Điện mặt trời áp mái 2020: Thực trạng và tầm nhìn năm 2021
Với nhà đầu tư, điện mặt trời quá tải làm dự án phải cắt giảm công suất. Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, vào tháng 6 và tháng 7/2019, trung tâm đã phải cắt giảm 30 – 35% công suất của các hệ thống điện mặt trời. Điều này ảnh hưởng lớn đến lượng điện sản sinh ra, thời gian hoàn vốn và số điện bán được cho EVN để kiếm lời của chủ đầu tư.
Với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, điện mặt trời quá tải ảnh hưởng đến sức tải, độ bền của đường dây và mạng lưới điện quốc gia. Tập đoàn sẽ phải chi một khoản tiền khá lớn cho việc bảo trì, sửa chữa hệ thống. Vì thế, tập đoàn phải bắt buộc cắt giảm công suất của các dự án điện mặt trời dù hệ thống điện vẫn đang thiếu hụt nguồn cung.
Dù Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia đã dự báo từ trước nhưng tình trạng điện mặt trời quá tải vẫn xảy ra. Đó là do:
Xuất phát từ các lý do ở trên, EVN đã nỗ lực tìm ra nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết tình trạng điện mặt trời quá tải. Theo báo cáo tổng kết năm 2020 và 5 năm (2016 – 2020), triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành Công Thương, vấn đề điện mặt trời quá tải đã được giải quyết. Đó là do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp như:
Phân tích thực tế và chi tiết trong bai viết: Có nên lắp điện năng lượng mặt trời 2021?
Trước tình hình điện mặt trời đã xảy ra tình trạng quá tải, rất nhiều nhà đầu tư băn khoăn không biết có nên tiếp tục đầu tư điện mặt trời hay không. Về vấn đề này, có thể khẳng định, chủ đầu tư nên tiếp tục đầu tư vào điện mặt trời bởi:
Với những điều kiện thuận lợi trên, nhà đầu tư có thể an tâm đầu tư điện mặt trời để sử dụng và sinh lời, không lo điện mặt trời quá tải. Nếu muốn được tư vấn cụ thể hơn về việc lắp đặt điện mặt trời áp mái, hãy liên hệ với FreeSolar thông qua app (link tải app FreeSolar là https://apple.co/3lj9RPU hoặc https://bit.ly/32q92gT) hoặc gọi tới số hotline 1900 3188.