Trang chủ/Tư vấn/Điện mặt trời áp mái 2020: Thực trạng và tầm nhìn năm 2021
Điện mặt trời áp mái 2020: Thực trạng và tầm nhìn năm 2021
Vui lòng đánh giá bài viết
Điện mặt trời áp mái 2020 đã phát triển những gì và có cơ hội nào để phát triển điện mặt trời áp mái trong năm 2021 không? Hãy cùng FreeSolar nhìn lại sự phát triển của điện mặt trời áp mái trong năm vừa qua để đánh giá vấn đề này một cách khách quan nhất.
1. Thực trạng điện mặt trời áp mái 2020
1.1. Số lượng dự án điện mặt trời tăng trưởng vượt bậc
Năm 2020 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của điện mặt trời áp mái, đặc biệt là trong vài ngày cuối năm. Theo EVN thì số dự án lắp đặt điện mặt trời trên cả nước vào những ngày cuối năm như sau:
Ngày 28/12/2020: Cả nước có 86.003 dự án điện mặt trời áp mái hòa lưới cho tổng công suất là 5.289 MWp.
Ngày 30/12/2020: Cả nước có 90.435 dự án điện mặt trời áp mái hòa lưới cho tổng công suất là 6.354 MWp.
Ngày 31/12/2020: Cả nước có 101.029 dự án điện mặt trời áp mái hòa lưới cho tổng công suất là 9.296 MWp. Tổng công suất này đã gấp 5 lần công suất lắp đặt của nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Sự phát triển vượt bậc của điện mặt trời áp mái cả về số lượng dự án lẫn công suất tính đến tháng 9/2020
1.2. Hoàn thành nhiều dự án quy mô lớn trong năm 2020
Theo EVN, tính đến hết tháng 8/2020 đã có 52 nhà máy điện mặt trời ở miền Nam đi vào hoạt động với công suất là 2.584,35 MWp; sản lượng điện trên 2,26 tỷ kWh (chiếm 4,43% sản lượng điện ở miền Nam).
Trong đó, phải kể đến các nhà máy điện mặt trời được hoàn thành vào năm 2020 như nhà máy điện mặt trời Sao Mai (210 MWp), dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (450 MW), nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp (2.000 MWac/2.800 MWp), nhà máy điện mặt trời của công ty Super Energy (350 MW)…
1.3. Ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Quyết định này dùng để thay thế Quyết định 11/2017/ QĐ-TTg (hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019) và chính thức có hiệu lực từ ngày 22/5/2020.
Theo khoản 2, điều 8, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, giá mua điện ((chưa bao gồm giá trị gia tăng) được áp dụng trong 20 năm kể từ ngày dự án điện mặt trời được đưa vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ như sau:
1/7/2019 – 31/12/2019: Giá mua điện là 1.913 đồng/kWh (tương đương với 8,38 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ là 22.825 đồng/USD).
1/1/2020 – 31/12/2020: Giá mua điện (chưa bao gồm giá trị gia tăng) là 1.940 đồng/kWh (tương đương với 8,38 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam là 23.155 đồng/USD).
Chính sách này kéo dài đến ngày 31/12/2020. Sau đó, giá mua điện mặt trời sẽ được áp dụng theo cơ chế mới. Chính vì thế, các chủ đầu tư và doanh nghiệp đã chạy nước rút để hưởng mức ưu đãi này, dẫn đến sự phát triển vượt bậc của các dự án điện mặt trời như trên.
Quyết định 13 được ban hành với chính sách mua điện mặt trời có mức giá hấp dẫn thúc đẩy nhiều chủ đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời trong năm 2020
2. Tiềm năng phát triển điện mặt trời áp mái 2021
Tuy Quyết định 13 đã hết hiệu lực nhưng điện mặt trời áp mái vẫn có nhiều tiềm năng để phát triển trong năm 2021 như:
Cơ chế mới vẫn có nhiều ưu đãi: Sau khi Quyết định số 13 hết hiệu lực vào 31/12/2020, cơ chế giá điện mặt trời áp mái mới (FIT 3) đang được Bộ Công thương hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt. Trong dự thảo này, giá điện sẽ khoảng 5,89 – 6,84 cent/kWh (1.362,41 – 1.582,16 VNĐ/kWh) tùy theo công suất. Vì thế, chủ đầu tư vẫn được hưởng lợi từ việc bán điện cho nhà nước.
Sự khác biệt của cơ chế mới: Cơ chế mới được đưa ra nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư hệ thống điện mặt trời để tự dùng. Đồng thời, hạn chế tình trạng nhà nhà đổ xô lắp điện áp mái để hưởng giá cao khi đẩy hết công suất lên lưới, tránh tình trạng điện mặt trời quá tải. Hơn nữa, cơ chế này còn giúp hạn chế tình trạng “lách luật” dùng đất nông nghiệp, không nuôi trồng gì bên dưới để làm hệ thống điện mặt trời áp mái
EVN vẫn lắp công tơ hai chiều nhưng không ghi nhận chỉ số phát ngược lên lưới điện: Giúp khách hàng sử dụng điện mặt trời trong thời gian chờ chính sách giá mới, giảm chi phí tiền điện hàng tháng và tự chủ được nguồn cung điện phục vụ sản xuất.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi, số giờ nắng nhiều: Việt Nam nằm gần xích đạo nên có số giờ nắng nhiều, lượng bức xạ mặt trời cao (3,8 – 5,6 kWh/m2/ngày). Vì thế, lắp đặt hệ thống điện mặt trời vẫn là giải pháp hữu ích.
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời vẫn là sự lựa chọn đáng cân nhắc
Tuy nhiên, khi lắp đặt điện mặt trời áp mái, chủ đầu tư cũng cần xem xét kỹ lưỡng trước khi đầu tư để lựa chọn được hệ thống có công suất phù hợp và phương án lắp đặt tối ưu. Hãy liên hệ với FreeSolar để hiểu hơn về tình trạng lắp đặt điện mặt trời áp mái 2020 và được tư vấn, có phương án lắp đặt điện mặt trời phù hợp nhất trong năm 2021 này.
Thông tin liên hệ: FreeSolar – Năng lượng xanh cho mái nhà Việt