Hệ thống điện năng lượng mặt trời công nghiệp tận dụng phần mái nhà xưởng bỏ trống để lắp đặt. Nhà xưởng sở hữu ngay một “máy phát điện thu nhỏ”, chủ động cung cấp điện năng cho quá trình sản xuất và vận hành.
Hệ thống điện mặt trời có cấu tạo khá đơn giản. Một hệ thống bao gồm inverter (bộ chuyển đổi dòng điện) và các tấm pin năng lượng mặt trời (pin quang điện).
Hệ thống dành cho các doanh nghiệp, nhà xưởng, nhà máy khu công nghiệp có diện tích phần mái lớn (khác với hệ thống điện mặt trời dân dụng được lắp trên mái nhà dân).
Nguồn điện tạo ra sử dụng cho toàn bộ hệ thống thiết bị, phụ tải trong nhà xưởng, nhà máy thay thế cho điện lưới nhà nước. Qua đó doanh nghiệp làm chủ được nguồn điện năng phục vụ sản xuất, kinh doanh và góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện Việt Nam.
Việc khai thác thành công nguồn năng lượng mặt trời không những tạo ra “năng lượng xanh” cho nhà máy mà còn có vô vàn các ưu điểm khác.
Giảm chi phí hóa đơn tiền điện
Từ năm 2019, Bộ Công Thương áp dụng chính sách giá điện khác nhau theo các cấp điện áp cho nhà máy, doanh nghiệp. (Đơn vị: đồng/kWh).
Cấp điện áp từ 110 kV trở lên | Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV | Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV | Cấp điện áp dưới 6 kV | |
Khung giờ bình thường | 1.536 | 1.555 | 1.611 | 1.685 |
Khung giờ thấp điểm | 970 | 1.007 | 1.044 | 1.100 |
Khung giờ cao điểm | 2.759 | 2.871 | 2.964 | 3.067 |
Ví dụ: doanh nghiệp chỉ tiến hành sản xuất trong khung giờ bình thường, cấp điện áp 25kV. Mỗi tháng tiêu dùng 2000kWh thì số tiền phải trả là: 1555 * 2000 = 3.110.000 VNĐ
Với các doanh nghiệp có nhiều máy móc, hoạt động sản xuất liên tục thì chi phí tiền điện bỏ ra hàng tháng lớn hơn rất nhiều. Nhưng khi sử dụng hệ thống điện mặt trời, chi phí điện ở bậc giá cao sẽ giảm đi đáng kể.
Theo nghiên cứu, giá trị bức xạ của Việt Nam dao động từ 897 – 2108 (kWh/m2/năm). Một hệ thống 23 tấm pin có thể tạo ra hơn 1500kWp điện/tháng. Hệ thống càng lớn thì sản lượng điện tạo ra càng nhiều. Hơn nữa, điện mặt trời là điện hòa lưới (chạy theo/hòa vào điện lưới nhà nước). Điện mặt trời được ưu tiên sử dụng trước. Khi hết điện mặt trời thì các thiết bị mới sử dụng điện của nhà nước.
Với ví dụ trên thì sau khi sử dụng hết 1500kWp điện mặt trời, doanh nghiệp chỉ cần trả cho EVN: 1555 * (2000-1500) = 777.500 VNĐ.
Tăng giá trị và thẩm mỹ nhà xưởng
Các tấm pin mặt trời giúp nhà xưởng trở nên đẳng cấp hơn và tăng cao giá trị về mặt kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các công trình đã lắp điện mặt trời có giá trị cao hơn so với ban đầu.
Chi phí bảo trì thấp
Các tấm pin mặt trời được bảo vệ bởi lớp kính cường lực nên ít bị ảnh hưởng bởi môi trường. Mỗi năm chỉ cần vệ sinh 1-2 lần. Hơn nữa, hệ thống không sử dụng acquy nên doanh nghiệp không mất chi phí bảo trì, bảo dưỡng.
Bảo vệ môi trường
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo có sẵn từ thiên nhiên. Các tấm pin không sử dụng than hay khí đốt. Nhờ đó có thể giảm bớt 3-4 tấn khí thải carbon mỗi năm – tương đương với việc trồng hơn 100 cây xanh. (Theo nghiên cứu của Energysage)
Thể hiện cam kết của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội là yếu tố vô cùng quan trọng đánh giá uy tín của doanh nghiệp. Người tiêu dùng và cộng đồng đang ngày càng công nhận và yêu thích các doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Đó cũng là động lực mạnh mẽ dẫn đến quyết định mua hàng và cải thiện kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nhược điểm của hệ thống điện năng lượng mặt trời công nghiệp là phụ thuộc vào thời tiết. Điện năng tạo ra do bức xạ ánh sáng mặt trời, vậy nên những ngày nhiều mây hệ thống sẽ sản sinh ra lượng điện khá thấp. Tuy nhiên, với những tấm pin half-cell làm từ tinh thể Mono-crystalline, hệ thống vẫn tạo ra điện năng trong điều kiện ánh sáng cường độ yếu.
Do vậy, với những lợi ích như tiết kiệm chi phí tiền điện, khả năng hoàn vốn nhanh, bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp nên đầu tư lắp hệ thống điện mặt trời áp mái.
Một hệ thống điện mặt trời áp mái thường có các thiết bị:
Tìm hiểu thêm: Cấu tạo hệ thống điện năng lượng mặt trời
Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau:
Đọc ngay: Nguyên lý hệ thống điện năng lượng mặt trời
Hiện nay, các công suất lắp đặt điện công nghiệp phổ biến thường từ 10kw trở lên. Do đó, 1 hệ thống điện mặt trời công nghiệp sẽ lắp đặt số lượng lớn tấm pin mặt trời, inverter sử dụng loại công suất cao hơn. Vì thế, mức giá cho mỗi hệ thống là khác nhau, hãy liên hệ với đại lý cung cấp để được báo giá chi tiết nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bảng giá được tổng hợp sau đây:
STT | Công suất (kWp) | Số lượng tấm pin (tấm) | SL điện/tháng (kWp) | Giá tham khảo |
1 | 10 | 23 | 911-1518 | Khoảng 180 – 210 triệu đồng |
2 | 15 | 35 | 1386-2310 | Khoảng 260-300 triệu đồng |
3 | 20 | 46 | 1822-3036 | Khoảng 330-390 triệu đồng |
4 | 25 | 58 | 2297-3828 | Khoảng 400-460 triệu đồng |
5 | 50 | 114 | 4514-7524 | Khoảng 750-850 triệu đồng |
** Báo giá trên đã bao gồm: Toàn bộ chi phí hoàn thiện, đấu nối công tơ 2 chiều cho các loại sản phẩm mái sẵn có (không bao gồm khung thép được thiết kế riêng theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng)
** Báo giá đã bao gồm thuế GTGT 10%
Xem chi tiết tại: Các gói hệ thống điện năng lượng mặt trời
Lựa chọn đơn vị uy tín là việc làm đầu tiên để có một hệ thống chuẩn, an toàn. Bạn có thể lựa chọn dựa trên một số tiêu chí sau:
Ngoài ra, quy trình lắp đặt của FreeSolar rất nhanh chóng và thuận tiện: khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin ký hợp đồng, FreeSolar sẽ đưa ra phương án lắp đặt để hiệu suất đầu ra đảm bảo nhất và hoàn thiện lắp đặt sau 2-3 ngày.
Hãy liên hệ ngay với FreeSolar để được tư vấn hệ thống điện năng lượng mặt trời công nghiệp phù hợp nhất: